Những cú 'sẩy chân' của các hãng xe công nghệ tại Việt Nam

GoTo (Indonesia), công ty mẹ của Gojek vừa tuyên bố sẽ dừng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ ngày 16.9.2024. Theo Bloomberg, công ty thua lỗ và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Grab Holdings Ltd. (trụ sở tại Singapore) - một hãng xe công nghệ khác tại một số thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, buộc phải cắt giảm chi tiêu khi tốc độ tăng trưởng của người dùng chậm lại.

Trước đó, GoTo rời Thái Lan vào năm 2021. Cuối năm 2023, hãng cũng từ bỏ quyền kiểm soát chi nhánh thương mại điện tử thua lỗ Tokopedia cho TikTok (công ty con của ByteDance, Trung Quốc) trong một thỏa thuận trị giá 1,5 tỉ USD. Bloomberg đánh giá Việt Nam là thị trường đầy cạnh của lĩnh vực gọi xe công nghệ, đồng thời cho biết động thái của GoTo nhằm tập trung để công ty mẹ có lợi nhuận.

Gojek là cái tên ngoại mới nhất phải từ bỏ cuộc chơi xe công nghệ tại Việt Nam

Gojek là cái tên ngoại mới nhất phải từ bỏ cuộc chơi xe công nghệ tại Việt Nam

ẢNH: GoTo

"Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến toàn bộ nhân viên, người dùng, các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, những người đã đóng góp và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Gojek tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ thực hiện các hỗ trợ cần thiết đối với tất cả các bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp này, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành", lãnh đạo Gojek chia sẻ.

Những cái tên lớn nước ngoài lần lượt ra đi

Sự ra đi của Gojek để lại thị trường cho Grab - hãng xe công nghệ nước ngoài đang chiếm ưu thế hiện nay, còn lại trong Top 3 là Be và Xanh SM đều của Việt Nam. Đáng chú ý, trước đó đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực này phải tuyên bố rời bỏ thị trường. Điểm chung của họ đều là doanh nghiệp nước ngoài.

Đầu tiên là Uber, một công ty của Mỹ bước tới khai thác "thị trường xe công nghệ béo bở" tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bắt đầu cạnh tranh với Grab ở thị trường trăm triệu dân trên mảnh đất hình chữ S từ năm 2014 (cùng năm với Grab), tới 4 năm sau, Uber thông báo rút lui, bán lại thị phần cho chính đối thủ của mình.

Gojek tham gia vào thị trường Việt Nam từ tháng 8.2018 dưới hình thức bắt tay về công nghệ với tên GoViet. Nhưng từ ngày 5.8.2020, GoViet từ bỏ tên, "chuyển mình" để chính thức trở thành Gojek Việt Nam. Có thể nói, nếu tính cả lần đổi tên, chuyển từ doanh nghiệp liên kết công nghệ để trở về là một thành viên của GoTo tại Việt Nam, Gojek đã có tới 2 lần không thành công ở thị trường này sau tổng cộng 6 năm hoạt động.

Baemin để lại nhiều ấn tượng với người dùng Việt

Baemin để lại nhiều ấn tượng với người dùng Việt

Ảnh: Baemin

Đầu tháng 12.2023, nhiều người dùng tại Việt Nam tiếc nuối khi Baemin - "ông lớn" trong lĩnh vực giao đồ ăn của Hàn Quốc cũng phải nói lời chia tay, khép lại 4 năm gắn bó. Ngoài cung cấp dịch vụ, điều để lại nhiều ấn tượng với người dùng Việt của Baemin là các chiến dịch quảng bá thương hiệu khác biệt, sáng tạo, trẻ trung, với thông điệp đơn giản.

Thương hiệu nội "bứt tốc"

Thị trường xe công nghệ là một trong những lĩnh vực thấy rõ nhất sự vươn lên của các thương hiệu nội địa, dù gia nhập thị trường sau doanh nghiệp ngoại, ít hơn cả về vốn đầu tư lẫn kinh nghiệm nhưng lại tăng trưởng để chiếm dần thị phần về tay. Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Statista công bố năm 2021, có 60% người dùng tại Việt Nam thường xuyên sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của Grab, 19% sử dụng Gojek và 18% chọn Be.

Nhưng đến năm 2024, thứ hạng có sự thay đổi mạnh mẽ dù Grab vẫn giữ vị trí đầu về thị phần. Be nhanh chóng đứng thứ 2, tăng thêm 13% lượng người dùng thường xuyên. Sự xuất hiện của Xanh SM vào tháng 4.2023 nhưng đã kịp vươn lên đứng thứ 3, đẩy Gojek xuống thứ 4 trong số những hãng xe công nghệ được dùng nhiều nhất.

Báo cáo của công ty Mordor Intelligence cho thấy quy mô thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam năm 2023 là gần 728 triệu USD, trong đó Grab chiếm đến 58,68% thị phần, bỏ xa Be. Tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân khách hàng của Be lại đang cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ tính tới thời điểm thực hiện khảo sát.

Share on Google Plus

About Cao Thai Son

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment

Mua Hang Gia Re / Cho Dien Tu / Mua Hang Online Uy Tin / Sim So Dep / Mua Hang Online / Dung Cu Cat / Dung Cu Cat Gia Re / Ban Buon Dung Cu Cat / Hoc Cat Toc / Dang Rao Vat / Dien dan Rao Vat / Trang Rao Vat / Day Noi Mi / Rao Vat Cho Tot / Quang Cao Rao Vat / Camera Quan Sat / Cac Website Rao Vat / My Pham Nganh Toc / Phu Kien Nganh Toc / Phuong Phap Tap Gym / Kiem Tien Tren Mang / Trung Tam Day Nghe Toc

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung
Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc | Mua ban rao vat | Dien dan rao vat | Rao vat mien phi | Trang rao vat
Tin Tuc Thoi Trang